- Ngành Quản lý siêu thị
- Ngành Kinh doanh Xuất Nhập Khẩu
- Ngành Logistics
- Ngành Thu Mua
- Ngành Quản trị Kinh doanh
- Ngành Marketing Thương mại
- Ngành Thương mại điện tử
- Ngành Quản trị khách sạn
- Ngành Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành
- Ngành Kế toán Doanh nghiệp
- Ngành Kế toán số
- Ngành Công nghệ Tài chính (Fintech)
- Ngành Tài Chính Doanh nghiệp
- Ngành Quản trị kinh doanh bất động sản
- Ngành Tiếng Anh Thương mại
- Ngành Tiếng Anh Du lịch
Thực hành trên website Logistics và Xuất nhập khẩu tại Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại
Cơ hội có trong tay chứng nhận danh tiếng FIATA
Để lấy bằng chứng nhận quốc tế của FIATA, bất kỳ học viên nào trên thế giới đều phải học 14 module. Tuy nhiên, đã có 10 module được tích hợp vào chương trình đào tạo của Cofer. Nếu sinh viên muốn lấy chứng chỉ quốc tế FIATA, Họ chỉ phải học thêm bốn module nữa. Sinh viên có thể nhận được hai bằng Của trường cao đẳng kinh tế đối ngoại và một bằng là chứng chỉ FIATA
FIATA (Liên Đoàn các Hiệp hội Giao nhận Quốc tế – International Federation of Freight Forwarders Associations) là tên viết tắt của Fédération Internationale des Associations de Transitaires et Assimilés trong tiếng Pháp. FIATA đôi khi còn được gọi là một network, đây là tổ chức lớn nhất thế giới trong lĩnh vực giao nhận vận tải. FIATA có nhiệm vụ chính là hình thành tiêu chuẩn nghề nghiệp và nâng cao năng lực quản lý. FIATA đang không ngừng phát triển và đổi mới phù hợp với sự phát triển chung của ngành giao nhận vận tải quốc tế, logistics.
Sự hình thành và phát triển của FIATA
FIATA được thành lập tại Vienna, Áo vào năm 1926 và có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ. Các thành viên của tổ chức này khá đa dạng bao gồm:
- Các hiệp hội
- Các cá nhân
- Các nhóm
- Thành viên danh dự
FIATA là một tổ chức phi chính phủ đại diện cho các Freight forwarder ở khoảng 150 quốc gia. Thành viên của FIATA bao gồm 108 thành viên Hiệp hội và hơn 5.800 thành viên cá nhân, đại diện cho hơn 40.000 công ty giao nhận và logistics trên toàn thế giới.
FIATA có tư cách tham vấn với Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc ECOSOC (còn gọi là ECE, ESCAP, ESCWA), Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD, và Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế UNCITRAL.
FIATA được công nhận là đại diện cho ngành giao nhận hàng hóa bởi nhiều tổ chức chính phủ, cơ quan chính phủ và các tổ chức quốc tế tư nhân trong lĩnh vực vận tải như:
- Phòng Thương mại Quốc tế ICC
- Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế IATA
- Liên minh Đường sắt Quốc tế
- Liên minh vận tải đường bộ quốc tế
- Tổ chức Hải quan Thế giới WCO
- Tổ chức Thương mại Thế giới WTO
Nội dung hoạt động của FIATA
FIATA cam kết đại diện cho lợi ích của các thành viên bằng cách tích cực tham gia với Tổ chức Thương mại Thế giới, các cơ quan của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác, các tổ chức vận tải, các đối tác toàn cầu và chính phủ để thúc đẩy và bảo vệ lợi ích của forwarder, nghiên cứu cải tiến các biện pháp, trình tự, thủ tục giao nhận nhằm nâng cao hiệu quả của dịch vụ giao nhận, đào tạo nghiệp vụ ở trình độ quốc tế, tăng cường các quan hệ phối hợp giữa forwarder với chủ hàng và carriers.
Hoạt động của FIATA còn được thông qua nhiều tiểu ban bao gồm:
- Tiểu ban về các quan hệ xã hội;
- Tiểu ban nghiên cứu về kỹ thuật vận tải đường bộ, đường không, đường sắt,…
- Tiểu ban về luật pháp, chứng từ và bảo hiểm;
- Tiểu ban về đào tạo nghề nghiệp;
- Tiểu ban về hải quan;
- Ủy ban đơn giản hóa thủ tục buôn bán;
- Ủy ban về vận tải đường biển và vận tải đa phương thức;
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
Khoa Thương mại Quốc tế có đội ngũ 41 giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó có 01 Phó Giáo sư tiến sĩ, 40 thạc sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, logistics và phần lớn đã đảm nhiệm các chức vụ quản lý trong các công ty đa quốc gia hay các công ty trong nước lớn có kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics quốc tế. Giảng viên gắn bó với trường, yêu nghề và hết lòng với sinh viên.
Bên cạnh đó, Khoa cũng có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là các chuyên gia trong Ngành/Chuyên ngành đào tạo đang là giữ những vị trí giám đốc tại các tập đoàn đa quốc gia, cơ quan, xí nghiệp hàng đầu trong nước.
LÃNH ĐẠO KHOA
TRƯỞNG KHOA
PGS. TS. Phạm Văn Tài
PHÓ TRƯỞNG KHOA
ThS. Nguyễn Văn Tám
DANH SÁCH BỘ MÔN VÀ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỞNG BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
PGS. TS. Phạm Văn Tài
STT | HỌ TÊN | CHỨC VỤ |
---|---|---|
1 | Ths. Nguyễn Văn Tám | Phó Trưởng Khoa - Giảng viên |
2 | Ths. Bùi Thảo Vy | Giảng viên |
3 | Ths. Đỗ Nguyễn Khánh Linh | Giảng viên |
4 | Ths. Nguyễn Thị Hoàng Mai | Giảng viên |
5 | Ths. Hà Kim Thuỷ | Giảng viên |
6 | Ths. Bùi Thị Kim Uyên | Giảng viên |
7 | Ths. Phạm Thị Thanh Mai | Giảng viên |
8 | Ths. Lê Anh Tuấn | Giảng viên |
9 | Ths. Nguyễn Chí Tâm | Giảng viên |
10 | Ths. Thái Phạm Phương Thùy | Giảng viên |
11 | Ths. Lê Công Đoàn | Giảng viên |
12 | Ths. Phạm Đức Dũng | Giảng viên |
13 | Ths. Trần Thị Diễm Trang | Giảng viên |
TRƯỞNG BỘ MÔN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
ThS. Phạm Thị Thương Hiền
STT | HỌ TÊN | CHỨC VỤ |
---|---|---|
1 | Ths. Trần Thị Tường Quyên | Giảng viên |
2 | Ths. Huỳnh Cao Kim Thư | Giảng viên |
3 | Ths. Nguyễn Văn Hội | Giảng viên |
4 | Ths. Nguyễn Thị Thơ | Giảng viên |
5 | Ths. Lê Thành Trung | Giảng viên |
6 | Ths. Đặng Thị Hoa | Giảng viên |
7 | Ths. Nguyễn Đình Ngọc Thuỷ | Giảng viên |
8 | Ths. Trương Thanh Tú | Giảng viên |
9 | Ths. Nguyễn Trần Thuỳ Trang | Giảng viên |
10 | Ths. Nguyễn Thy Rô | Giảng viên |
11 | Ths. Trần Quang Hải | Giảng viên |
TRƯỞNG BỘ MÔN LOGISTICS
ThS. Lương Thị Hoa
STT | HỌ TÊN | CHỨC VỤ |
---|---|---|
1 | Ths. Phan Minh Nhật | Giảng viên |
2 | Ths. Nguyễn Tiến Dũng | Giảng viên |
3 | Ths. Đỗ Thị Phượng | Giảng viên |
4 | Ths. Phạm Thị Mai | Giảng viên |
5 | Ths. Lê Duy Thịnh | Giảng viên |
6 | Ths. Phạm Đức Trình | Giảng viên |
7 | Ths. Nguyễn Ngọc Trang | Giảng viên |
8 | Ths. Hoàng Thị Mai | Giảng viên |
9 | Ths. Phạm Vũ Hồng Ân | Giảng viên |
10 | Ths. Trần Kim Tiên | Giảng viên |
11 | Ths. Trần Thanh Tấn | Giảng viên |
- Các đề tài nghiên cứu khoa học
TT |
TÊN ĐỀ TÀI |
TÁC GIẢ |
---|---|---|
1 |
Những cơ hội và thách thức trong hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 cho ngành logistics Việt Nam |
Phạm Văn Tài, |
2 |
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh |
Nguyễn Thị Hoàng Mai, |
3 |
Những vấn đề mang tính chiến lược của các doanh nghiệp nhỏ tại Tp.HCM trong giai đoạn khởi nghiệp |
Nguyễn Thị Hoàng Mai, |
4 |
Khởi nghiệp trong sinh viên |
Nguyễn Văn Tám |
5 |
Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2018-2023 |
Nguyễn Văn Hội, |
6 |
Một số khuyến nghị sử dụng giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức hòa giải và trọng tài trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế |
Phạm Thị Thương Hiền, |
7 |
Xây dựng Website ứng dụng thực hành nghiệp vụ chứng từ vận tải đường biển |
Lương Thị Hoa, |
8 |
Giáo trình thủ tục hải quan |
Phạm Văn Tài, |
- Bài báo đăng tạp chí chuyên ngành đã công bố
TT |
TÊN BÀI BÁO |
TÁC GIẢ |
Tên tạp chí; Mã ISSN |
---|---|---|---|
1 |
Improving humance resources management of HNL Vina Limited Company: A case study of a typical Korean Invested Garment Company in Vietnam |
Phạm Văn Tài, |
International journal of research science & management |
3 |
Một số giải pháp cải thiện chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam |
Phạm Văn Tài, |
Tạp chí Kinh Tế và Dự Báo |
4 |
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo đến năm 2020 |
Phạm Văn Tài, |
Tạp chí Kinh Tế và Dự Báo |
8 |
Strategic orientation for global citizens in business and management schools as facing the internationalization and the globalization |
Phạm Văn Tài, |
International Journal of e-navigation and Maritime Economy |
9 |
The expanding tendency of logistics major in the 4.0 industrial revolution: A case study in Vietnam |
Phạm Văn Tài |
International Journal of e-navigation and Maritime Economy |
10 |
Critical information for Vietnamese globalization Strategy aiming at a breakthrough as approaching the industry 4.0 |
Phạm Văn Tài |
International Journal on Advanced Science Engineering Information Technology |
11 |
The orientation for the development strategy of seaport system in Ho Chi Minh City aiming at the economic integration |
Phạm Văn Tài, |
International Journal of e-navigation and Maritime Economy |
12 |
Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay |
Phạm Văn Tài |
Tạp chí Khoa Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải |
20 |
Các giải pháp cắt giảm chi phí logistics nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong giai đoạn 2018-2025". |
Nguyễn Văn Hội |
Chuyên san Kinh tế Đối ngoại số 18 |
21 |
Kinh nghiệm thế giới về xây dựng đặc khu kinh tế - bài học cho Việt Nam. |
Hà Kim Thủy, |
Chuyên san Kinh tế Đối ngoại số 19 |
22 |
Một số giải pháp giúp sinh viên ngành xuất nhập khẩu của trường cao đẳng kinh tế đối ngoại hoàn thành tốt kỳ thực tập cuối khóa tại doanh nghiệp. |
Hà Kim Thủy, |
Chuyên san Kinh tế Đối ngoại số 19 |
23 |
Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sinh viên ngành du lịch, khách sạn tại trường cao đẳng kinh tế đối ngoại theo thỏa thuận MRA - TP trong thời kỳ hội nhập Asean |
Hà Kim Thủy, |
Chuyên san Kinh tế Đối ngoại số 19 |
24 |
Phụ phí xuất nhập khẩu FCL/FCL bằng đường biển và nỗi lo của doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp |
Nguyễn Chí Tâm, |
Chuyên san Kinh tế Đối ngoại số 19 |
25 |
Vài nhìn nhận về kết quả của ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực thủ tục Hải quan tại Việt Nam |
Đặng Thị Hoa, |
Chuyên san Kinh tế Đối ngoại số 19 |
26 |
Giài pháp công nghệ dạy học số để đáp ứng cách mạng công nghệ 4.0 |
Phạm Thị Thương Hiền, |
Chuyên san Kinh tế Đối ngoại số 19 |
- Hội thảo khoa học quốc tế
TT |
TÊN BÀI BÁO |
TÁC GIẢ |
Tên Hội thảo (cấp…); Đơn vị tổ chức |
---|---|---|---|
1 |
Vietnam in the midst of the US-China trade war: Critical Impacts on Stock Exchange in 2019 |
Phạm Văn Tài, |
Hội thảo quốc tế do Trường Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh tổ chức. |
TRẦN KIM TIÊN
Giảng viên trẻ, Khoa Thương Mại Quốc Tế.
Từng là cựu sinh viên năng động Khóa 13 (niên khóa: 2009 – 2012) của Khoa Thương Mại Quốc Tế (TMQT), Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại (COFER).
“Những cung bậc cảm xúc về Khoa TMQT, COFER từ 2009 đến tận giờ…”.
Sau khi ra trường, mình luôn tự hào với bản thân bởi ít nhiều đã đóng góp một phần giá trị lao động cùng một số tập đoàn, công ty lớn như: Unilever Việt Nam; Dongwha Việt Nam; Nam Thái Sơn; Hồng Ký. Với nhiều năm kinh nghiệm tại các vị trí công việc phụ trách như: Chuyên viên bán hàng xuất khẩu; trưởng nhóm logistics; trưởng phòng kinh doanh quốc tế; trợ lý giám đốc, mình luôn biết ơn và trân quý khi nghĩ về khoa TMQT, về COFER – ngôi trường nơi mình đã từng theo học. Một trong những niềm hãnh diện trong đời của mình đã chọn được 3 cái đúng: “Đúng ngành học yêu thích, chọn đúng khoa TMQT, chọn đúng trường COFER”.
Giờ đây, khi trở về trường, khi đứng trên bục giảng, với vị trí của một giảng viên chân chính, bằng tâm huyết của một người Thầy, trong mình luôn có nhiều cung bậc dạt dào cảm xúc. Bằng cảm xúc này, mình mong muốn một lần trong đời có thể truyền tải, lan tỏa hết các năng lượng tích cực “Cho dù bạn là ai, dù bạn ở nơi nào, hãy 1 lần mạnh dạn dám theo đuổi ước mơ của chính mình” đến toàn thể các em sinh viên, các em THPT ngoài kia vẫn còn đang băn khoăn trong việc chọn trường, chọn ngành.
Bằng nhiều kiến thức giảng dạy thực tiễn, phương châm dạy trò - dạy người của các giảng viên khoa TMQT, của trường COFER, sẽ luôn mang đến cho các em nhiều tương lai nghề nghiệp rộng mở và giá trị con người quý giá. Điều này được minh chứng thông qua các chương trình, hoạt động nổi tiếng thường niên của trường, khoa như: “Tài Năng Kinh Tế Đối Ngoại”, “Tài Năng Trẻ Logistics”,… được nhiều doanh nghiệp săn đón. Đặc biệt, khi bạn là sinh viên COFER, bạn sẽ luôn tự hào khi được nghe nhiều trường đại học, cao đẳng khác ngưỡng mộ với danh tiếng tương truyền rằng: “COFER – TRƯỜNG CAO ĐẲNG HOT NHẤT VIỆT NAM”.
Mến gửi!
Thầy Trần Kim Tiên
DIỆC GIA AN
Cựu Sinh viên Khoá 21
Đang công tác tại Công ty TNHH Hana Logistics
Bộ phận: Sales & Marketting
Mình muốn viết bài này gửi các em sinh viên khóa dưới. Dù là các em mới lên đại học, hay đã bắt đầu bước vào năm 2, năm cuối, thì mình cũng mong các em đọc được, vì đây là toàn bộ những điều mình đúc kết được sau cả chặng đường 3 năm không dài, không ngắn, nhưng đối với mình nó vô cùng quan trọng.
1. Hãy cố gắng học thật tốt kiến thức trong trường.
Có thể nhiều người khi đã đi làm lâu năm rồi họ thấy kiến thức trên trường đại học chẳng có nghĩa lí gì, không áp dụng được gì nhiều trong công việc sau này. Nhưng đối với mình, không có gì là thừa thãi cả. Những kiến thức mình tích lũy được trong quá trình học tập tại trường, đã tự tin bước ra đi làm đúng chuyên ngành đã học và tất cả kiến thức được học thì mình đều áp dụng hàng ngày vào công việc.
2. Trải nghiệm thật nhiều.
Đừng ngại dấn thân và trải nghiệm, đặc biệt khi chúng ta còn trẻ, chúng ta càng cần thử nhiều, thử sớm, để tìm ra mục đích cuộc đời sớm. Vì đến khi trưởng thành, phải ổn định cuộc sống, chúng ta sẽ không còn nhiều thời gian để thử như khi còn trẻ nữa đâu.
3. Bồi đắp kỹ năng mềm.
Trong 3 năm học tập tại trường, hãy tham gia thêm các hoạt động xã hội và hoạt động ngoại khóa bên ngoài. Để bồi đắp kĩ năng mềm, sự năng động, khả năng linh hoạt, để xây dựng networking, mối quan hệ với các anh chị giỏi trong nhiều lĩnh vực khác nhau bên ngoài xã hội, để rèn luyện thêm sự tự tin.
Trong quá trình học tập, khi có thời gian rảnh hãy chủ động xin được học việc, đừng để thời gian tuổi trẻ của mình trôi qua vô nghĩa.
Cuối cùng, đây chính là khoảng thời gian mà các em trân trọng và biết ơn nhất, hi vọng nó là khoảng thời gian cho tất cả những sự chuẩn bị và bứt phá trên con đường tương lai phía trước của các em.
LÊ TRUNG KIÊN
Cựu sinh viên Khoá 22
Hiện đang giữ chức vụ Sale Executive - Công ty hiện tại: MACNELS SHIPPING VIETNAM
Ở bất cứ ngành nghề nào hoặc vị trí nào, việc đầu tiên bạn cần là vạch ra cho mình mục tiêu để phấn đấu cùng với sự nổ lực, có thể thành công sẽ không đến ngay nhưng chắc chắn sẽ không để bạn bị bỏ lại phía sau.
BÙI PHÚC THỌ
Cựu sinh viên Khoá 21 Khoa Thương mại Quốc tế
Hiện đang giữ chức vụ Quản lý Phòng giao dịch Quốc tế - Công ty hiện tại: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VẬN TẢI THUẬN NGHĨA
Những tháng năm tươi đẹp của tuổi trẻ được gặp cô Quyên, được tốt nghiệp tại trường Cofer là một trong những điều may mắn nhất tôi có được. Về sau, tôi nhận ra cuộc sống vốn dĩ không thực sự hoàn mỹ mà chỉ có thể từng bước hoàn thiện từng ngày, chỉ có thể dựa vào sự nỗ lực của bản thân, tôi luyện cho đôi vai ngày càng vững vàng, bền bỉ hơn. Một ngày nào đó, bạn sẽ thầm biết ơn vì những mỏi mệt, cố gắng của ngày hôm nay đã hun đúc nên chúng ta của mai sau đầy bản lĩnh. Chúc các bạn sẽ thành công!
NGUYỄN THỊ MINH TRÚC
Cựu sinh viên Xuất Nhập Khẩu Khoá 16 - Lớp XNK16A
Hiện đang giữ chức vụ Sale Manager - Công ty hiện tại: AMI GLOBAL LOGISTICS CO.,LTD
Xin chào các bạn sinh viên khoa TMQT!
Là cựu sinh viên của trường, Chị rất vui mừng được chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết của mình với các bạn. Tại đây chị muốn chia sẻ về tips làm sao để có được cơ hội nghề nghiệp khi vừa tốt nghiệp.
1. Trang bị kiến thức cơ bản của ngành thật tốt không chỉ trong giáo trình mà còn những kiến thức bên ngoài thông quan internet và thực tế nếu có cơ hội. Hãy thiết lập các quy trình làm việc liên quan đến vị trí ứng tuyển và tìm hiểu sâu theo quy trình đó.
2. Trang bị các kỹ năng mềm: giao tiếp, đàm phán, văn hóa ứng xử.
3. Trang bị kỹ năng tin học văn phòng cơ bản (word, excel, outlook) và tiếng anh ở mức độ khá. Trong lĩnh vực logistics, tiếng anh là không thể thiếu. Bạn có thể nói, nghe không tốt nhưng ít nhất phải đọc được và viết đúng ngữ pháp.
4. Tận dụng thật tốt thời gian thực tập, đấy chính là kinh nghiệm đầu tiên của các bạn. Nếu bạn thật sự cố gắng trong quá trình này, các bạn chắc chắn sẽ có được hành trang đáng giá.
Các bạn có thể chưa có kinh nghiệm làm việc tại vị trí tuyển dụng, nhưng các bạn kiến thức vững, kỹ năng tốt, tin học tốt, tiếng anh tốt, có năng lực tiếp thu và học hỏi nhanh chóng, chị tin rằng sẽ không có nhà tuyển dụng nào có thể từ chối một nhân viên tiềm năng như vậy.
Chị tâm đắc một nguyên tắc đó là ”để kiếm được nhiều tiền, trước tiên hãy làm sao cho mình đáng tiền”
Chúc các bạn sẽ luôn thành công trong cuộc sống.
Em cám ơn nhà trường và thầy cô đã tin tưởng em.
Kính chúc quý thầy cô thật nhiều sức khỏe, thật nhiều hạnh phúc trong cuộc sống, cũng như thành công trong sự nghiệp
Chúc cho khoa thương mại quốc tế nói riêng và trường CĐ Kinh Tế Đối Ngoại nói chung sẽ mãi là cái nôi của nhiều thế hệ tài giỏi, góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Mãi tự hào là sinh viên Kinh Tế Đối Ngoại.
Trân trọng!
NGUYỄN ĐĂNG BÌNH
Cựu sinh viên Khoá 21 Khoa Thương mại Quốc tế - Đã liên thông Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tốt nghiệp loại Giỏi
Hiện đang giữ chức vụ Sales Supervisor - Công ty TNHH Atlantic Ocean Line Viet Nam
“Cố gắng của hiện tại là sự thành công của tương lai”
NGUYỄN CHÂU ĐĂNG
Cựu sinh viên Khoá 21 Khoa Thương mại Quốc tế - Đã liên thông Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tốt nghiệp loại Giỏi
Hiện đang giữ chức vụ Pricing Executive - Phòng/ban: Procurement Department - Công ty hiện tại: TNHH Tập Đoàn RITA VÕ
“Hãy tạo ra áp lực tích cực cho bản thân, lấy đó làm động lực cố gắng và phấn đấu từng ngày. Thành công sẽ chờ đón bạn nếu bạn cố gắng ngay từ bây giờ!”